Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2006

Khám phá điều huyền bí về suối cá Thần

Ngày về quê hương Nghệ An dự lễ
Chúng tôi ghé qua Thanh Hóa tham quan Suối Ngọc-cá Thần.
Cầu Bưởi
Khung cảnh dọc hai bên đường rất đẹp ai cũng xuýt xoa ...
Đây là sông Mã
Đây là sông Mã đoạn chảy qua Thanh Hóa ,xã Cẩm Lương - Cẩm Thủy - Thanh Hóa (thuộc tổng Lương Điền xưa) nằm xen kẽ giữa những dãy núi đá vôi trùng điệp bên tả ngạn sông Mã. Dãy núi đá vôi Trường Sinh như hình chiếc võng khổng lồ chạy suốt từ Bắc đến Đông, ôm gọn Cẩm Lương vào vòng lũng núi. Dòng sông Mã trong xanh như một dải lụa mềm trải suốt phía Tây Nam.

Suối cá thần Cẩm Lương là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ hàng ngàn năm nay và hệ thống hang động có từ xa xưa bên cạnh chân núi Trường Sinh . Thuộc Thôn Lương Ngọc – Cẩm Lương là xã miền núi cách trung tâm huyện Cẩm Thủy khoảng 10km, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 80km về phía Tây Bắc.
Vượt qua một quãng đường dài .. chúng tôi đã đến con đường vào suối Ngọc
Đây là con sông Mã có chiếc cầu treo bắc ngang
Trước khi vào suối Ngọc, Chúng tôi phải vượt qua thượng nguồn sông Mã bằng chiếc cầu treo chỉ vừa đủ chiều rộng cho một chiếc ô tô. Đứng bên này sông Mã trên đường vào suối cá thần, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên, làng bản. Qua chiếc cầu treo như hình con thoi uốn lượn, bên dưới là dòng nước trong vắt.
"Cầu treo Cẩm Lương trên đường vào suối cá thần"
Khác với những gì chúng tôi tưởng tượng, suối cá không phải là một khu du lịch được đầu tư xây dựng quy mô ,mà ở đây là vẻ hoang dã của vùng bán sơn địa này.Từ trên cầu, bạn có thể thấy được khung cảnh tuyệt đẹp, những dãy núi đá cao vút nằm bên bờ sông với nhiều hình dáng đầy sức tưởng tượng của tự nhiên ban tặng ,mỗi dãy núi có độ cao, hình hài khác nhau, và danh tính rất mực gần gũi, như núi :Thằn lằn, núi con Cò, con Khỉ... thật lạ kì. Càng lãng mạn hơn khi chúng ta đi trên con đò của người dân bản xứ. Qua sông Mã, khoảng 4 km là đến suối cá thần.
Phong cảnh bên ngoài suối cá thần .

Phong cảnh bên ngoài suối cá thần .
Cẩm Lương, cư dân tương đối ổn định, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường.
Con đường đi bộ vào suối cá
Phía ngoài khu vực suối cá, các sạp hàng bán đồ lưu niệm giống như trên Mai châu với sản vật địa phương là chuối hột cứ xếp từng buồng xanh mướt chen vai với lọ măng ngâm .
Suối Ngọc dưới chân núi Trường sinh còn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương.
Suối cá xuất phát từ mạch nước trong ngọn núi đá vôi Bồ Um, thuộc dãy núi Trường Sinh. Khác với những dòng suối thông thường khác, suối chỉ dài trên 150m, chảy từ một hang đá chân núi, đổ ra cánh đồng thung lũng nằm thoai thoải bên bờ nam sông Mã có một đàn cá tự nhiên với hàng ngàn con sinh sống từ bao đời nay.
Suối Lương Ngọc chỉ dài hơn một trăm mét, chảy ra nhiều khe rồi đổ ra sông Mã mà người dân nơi đây gọi là sông Mạ, tiếng Mường là sông Mẹ.

Đền Ngọc là đền thờ Thần Rắn linh thiêng, tương truyền đây là vị thần che chở cho đàn cá. Bên cạnh đó còn có động Cây Ðăng rất đẹp với những nhũ đá thiên tạo mang nhiều hình thù khác nhau. Ngoài ra, Cẩm Lương hiện là nơi còn giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương.

Được công nhận là Di tích lịch sử năm 1993. Tương truyền ngôi Đền gỗ nơi thờ Chàng Rắn đã có sắc phong thần (Từ Triều Lê, Triều Nguyễn) – Năm đó trời hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, bà con đã lập đàn cầu đảo dưới chân núi Trường Sinh, linh thay từ đó mưa thuận gió hòa, đem lại đời sống ấm no và mùa màng tươi tốt; Theo nguyện vọng của dân chúng, các chức sắc địa phương đã dâng sớ đề nghị và từ Triều Lê đến Triều Nguyễn đều Sắc Phong thần.
Lễ hội rước thần cá có từ xa xưa, Đây là "Đền thờ Cá" Lễ hội được tổ chức trang trọng, hoành tráng vào ngày mồng 8 tháng giêng hằng năm, với ước nguyện của người dân địa phương là cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt.được đồng bào dân tộc Mường ở xã Cẩm Lương bảo tồn, lưu giữ khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.
"Chiếc cầu sơn đỏ nho nhỏ dẫn vào đền thờ Chàng Rắn"
Suối Ngọc có cá tự nhiên, có tới hàng ngàn con cá. Mỗi con cá nặng từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg. Người ta tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may không ai bắt cá . Đặc biệt là cá chỉ ở suối Ngọc chứ không mấy khi ra khỏi ngã ba suối, nơi có đền thờ Tứ phủ Long Vương.
Theo niềm tin của người dân trong vùng, đây là giống cá thần. Sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con dân tộc Mường, nên người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai họa cho mình mà còn cho cả cộng đồng.
Suối cá Làng Ngọc là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, xứ Thanh được xếp hạng Di tích lịch sử và Di sản văn hóa từ năm 1993. Nét độc đáo của Suối Cá được bầu chọn là thắng cảnh Việt Nam nên đây là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách.
Qua đền Ngọc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối Ngọc từ trong lòng dãy núi Trường Sinh, chảy qua một hang đá đổ ra mó Ngọc. Hang là thế giới của "cá thần" sinh sống.
Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi khi đặt chân đến suối Ngọc ,là đàn cá với số lượng dày đặc hơn nước chen chúc nhau trong lòng suối hẹp chừng vài mét.


Không khí mát lạnh của dòng suối Ngọc với làn nước trong vắt trải dài dưới chân dãy núi Trường Sinh xanh ngát sẽ xoa dịu nỗi mệt nhọc của bạn ngay khi đặt chân đến đây. Đó là một trong những thắng cảnh thiên nhiên có vẻ đẹp độc đáo của vùng đất xứ Thanh.

Đây là miệng hang núi. Nhỏ xíu và cạn khoảng 20cm nước thôi, nhưng lúc nào cũng đen đặc cá bơi ra bơi vào.
Đàn cá này to nhỏ đủ cỡ, trọng lượng mỗi con khoảng từ 200g đến 5, 7kg. Đa phần chúng có vẩy màu xanh đen với sáu vây. Vây, môi và mang cá đỏ chót, mắt đen lồi, dọc hai bên mắt (mang cá) có hai sọc đen dài nhìn như đuôi mắt.
Ðầu nguồn con suối là một cái hang có đường kính khoảng 30cm, nước chảy ra suốt ngày đêm, và những chú "cá thần" nơi đây vẫn lượn lờ rất dạn .
Ðiều lạ là cá ở suối này không bao giờ bơi ra khỏi suối (trừ trường hợp lũ lụt mới có một vài con bị trôi dạt ra sông). Trong lòng núi còn có một hồ nước diện tích ước khoảng 500m2 với mật độ cá dày đặc.

Ðàn cá “thần” đông hàng ngàn con, tung tăng bơi lội dưới suối đổ dồn về phía bờ như để chào đón du khách đến thăm. Cá “thần” trông thật đẹp mắt, da cá óng mượt sắc vàng lẫn đen như khoác lên mình một lớp gấm quý; vây và môi cá hồng tươi rực rỡ. Ðàn cá chỉ bơi lội ở suối Ngọc chứ không mấy khi bơi ra khỏi ngã ba suối, nơi có đền thờ Tứ phủ Long vương . Lòng suối được tạo bởi lớp đá cuội nên dòng nước quanh năm trong trẻo.
Đàn cá được sinh ra trong những hang động bí ẩn, cá thần ở đây là vật linh thiêng, do vậy không ai dám bắt cá .
Tôi cùng cô bạn đi mua thức ăn cho cá, một ít bim bim để “làm quen”.
Hôm đó trời nắng nhẹ ấm áp, “cá thần “ ra suối lượn lờ đặc nước. Mấy ngài cá thần này trông giống trôi lai chép lắm. Nhưng cái kỳ lạ ở đây làm cho mọi người phải tò mò, chú ý, đó là chỉ với một miệng hang nhỏ giống như cái hốc đá ,nước ngầm từ chân núi chảy ra vậy mà có tới hàng ngàn, hàng vạn chú cá nối đuôi bơi ra, bơi vào .


Chúng rất phàm ăn, chúng tôi ai vứt cái gì xuống cũng ăn và những con khác lại lao tới giành nhau.trông thoáng qua thì giống cá chép vây đỏ, vẩy to, miệng thì màu hồng .
Gì chứ cả mớ rau cải cầm trên tay dúng xuống nước ở dưới cứ sùng sục chỉ loáng cái đã trơ cọng với rễ . Nhưng ai cũng tin rằng nếu có trêu chọc nghịch ngợm các ngài là sẽ gặp xúi quẩy, vì vậy mà các ngài dạn người khiếp.

Thần gì mà ham ăn quá trời luôn! còn N.Q đi mua thức ăn cho thần Thánh gì mà có tí tẹo hà
Mà cũng lạ , cá thần gì mà cứ thấy người trần len men ở bờ suối là các ngài lại bì bõm bơi đến sát để đợi được hưởng hương hoa vật phẩm người đời cung tiến vậy .

Mà nào có món ngon vật lạ gì đâu, chỉ là mớ cải xanh vừa nhổ trong vườn, mấy gói bim bim cho trẻ nhỏ, ấy vậy mà thần với người thật gần gũi .

Hang cá là một hồ nước thật rộng lớn nằm trong lòng dãy núi Trường Sinh với hàng trăm cá “thần”, mỗi con nặng khoảng 20kg. Cá “thần” loại lớn chỉ ra khỏi hang vào những ngày nước lên. Cá sinh sản ở trong hang, cá con lớn đến tầm 2kg thì theo đường cửa hang bơi ra suối Ngọc.

Nước ở dòng suối này trong vắt và lạnh chỉ khoảng 19-20 độ. Mà phải công nhận là đàn cá ở dòng suối này đông thật, chúng chen nhau lúc nhúc đến nỗi có cảm giác cá nhiều hơn nước.
Đàn cá ở đây rất “dạn” người, thấy thức ăn là tung lên đớp, thậm chí đớp cả thức ăn trên tay người. Nhưng dân ở đây nói: cá này không có răng , N.Q cũng không dám nghịch hay vớt cá mà chỉ đứng trên bờ ngắm hoặc chụp ảnh. Ah !mà còn làm điệu với cá thần nữa chứ .
Chà ! mê mẩn đứng nhìn đàn cá với số lượng bơi chồng lên nhau
Có lẽ đây là điều kỳ thú, hấp dẫn . Nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong, ngoài nước đến hằng năm . Còn chúng thì vô tư bơi ngược, xuôi theo con suối nhỏ nằm sát chân núi Trường Sinh, mặc cho du khách say đắm, nhìn ngắm trong sự kỳ vĩ và bí ẩn của tạo hóa ở nơi núi rừng .
Đen đặc cả khúc suối , chẳng có gì khác ngoài cá. Mà nước thì rất cạn, lại trong vắt, chẳng biết cả đàn cá Thần nhung nhúc nhiều thế kia ăn gì mà sống. Mà này ,nhìn cá Thần gì mà đau khổ thế N.Q .

Đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu chính xác về nguồn gốc của suối cá cũng như những hiện tượng về đàn cá.



Cá lấp sấp bơi lội, mỗi khi bơi, phát sáng những ánh bạc lấp lánh trông thật vui mắt.
Khi lỡ đánh bắt được cá dốc trên sông hay ngoài đồng, người dân đều mang về suối để thả lại . Dòng suối chỉ sâu trên dưới nửa mét, luôn có nước quanh năm. Ban ngày cá ra suối dạo chơi, lên đồng tìm mồi, chiều tối chúng kéo hết vào hang trong núi qua một khe hẹp. Người dân không dám "động" đến cá, vì tin đó là cá thần.


Ban ngày từng đàn nối đuôi nhau bơi lượn chào đón du khách, đêm đến lại trở về hang trú ẩn. Theo quan niệm thì Suối Cá là chốn linh thiêng đem lại sự bình yên no ấm, nên dân làng đã lập đền thờ, không đánh bắt và ngày ngày hương khói.

Con cá nầy to chưa nè
Cá "thần" ở suối nước hang Cẩm Lương trông thật đẹp mắt, da óng mượt sắc vàng lẫn đen như khoác một lớp gấm quý, vây và môi cá hồng tươi rực rỡ.
Đáy suối Ngọc được thiên nhiên lát một lớp đá cuội sáng lấp lánh, chỗ sâu nhất không quá 50cm, có chỗ cạn khi cá di chuyển chòi cả thân mình lên mặt nước, dòng nước mát và trong vắt kể cả trong mùa mưa lũ.

Nhìn hình dáng bên ngoài, loài cá này có vẻ hơi kỳ quái, không giống với những loại cá thông thường .


Nước trong vắt và cá như xếp hàng
Miệng hang cá thần nhỏ bé tẹo ,làm sao mà chui qua chui về thế nhỉ ?
Theo cuốn “Truyền thuyết dựng bản lập mường Thanh Hóa” trong hai ngày 5/5 và 30 tết, bà con cho gạo nếp vào thúng rồi ngâm dưới suối cả ngày, cá vẫn bơi lượn xung quanh mà không ăn gì cả. Nhưng có hạt rơi hạt vãi nào thì đến ngày hôm sau chúng vẫn nhặt ăn hết.

Đàn cá này có con hàng chục ký, ở luôn trong hang không ra được vì khe đá hẹp.

Trong lòng núi có một hồ ngầm nên chúng vẫn sống và sinh sản truyền đời. Nằm ngay cạnh suối là đền thờ thần rắn linh thiêng, vị thần che chở cho đàn cá.
Khách du lịch và những người bán hàng xung quanh suối Ngọc thường nói đây là cá chép nhưng dân bản địa gọi là cá dốc (cá dóc) có họ hàng với cá dốc sông Mã.
Suối này gọi là suối cá thần là nhờ 3 yếu tố:
1. Rất linh thiêng
2. Cá nhiều nhưng nước không hề có mùi tanh của cá
3. Khi mùa nước lên, tất cả cá tại đây quay lên núi chứ không theo nước mà đi.
Cá thần ở đây rất lạ ,màu sắc khác nhau và những ngài cá thần nầy không giống với cá bình thường, hình cá chép, môi đỏ rực, có khuyên tai to lộ rõ, thân cá màu đỏ hồng.
Nếu như đến vào mùa nước cạn (thường vào mùa đông mặt nước chỉ chừng 20 – 40cm, cá lộ rõ phần bụng và phần trên của cá. Mỗi khi bơi, cá phát sáng nhiều màu lấp lánh trông thật lạ và đẹp .

Đây là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Thanh Hóa. "Người già nhất làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hoá) hiện đang còn sống cũng không thể giải thích được tại sao quê hương lại được "trời ban" cho một suối cá thần.
Dài chừng 15m, sâu khoảng 40 - 50 cm, suối Ngọc là nơi tập trung của đàn cá hàng nghìn con. Hàng ngày, đều đặn như có hẹn, 5 - 6 giờ sáng cá nối đuôi nhau chui từ hốc đá ra ngoài suối và 18 - 18h30 chúng lại tự động bơi vào, tuyệt nhiên không còn con cá nào lởn vởn ngoài suối nữa.
Cá bơi từng bầy vào hang bên dưới đó là hang cá sinh sống.

Gọi là cá gì đi nữa thì người dân xung quanh khu du lịch suối Ngọc vẫn tin rằng, cá ở suối này không phải là cá thường mà là cá thần (suối Cá Thần), đó là một đoàn “âm binh” của thần Rắn trấn giữ núi Lương (đầu nguồn suối Ngọc).
Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20- 40cm, nước trong vắt, bạn có thể đưa tay xuống nước mơn man, vuốt ve những con cá thần to như bắp chân, bắp tay.


Ngày nay, trong hang động nằm sâu trong lòng núi có hàng trăm, hàng nghìn con cá lớn bé, ban ngày chúng ra suối nô đùa với khách du lịch, ban đêm bơi vào hang trú ẩn. Những ngày đẹp trời cá bơi ra nhiều tạo thành một dòng suối ngập cá.Phía trên suối cá có một hang động với rất nhiều thạch nhũ đẹp với các hình dạng khác nhau.
Đàn cá Thần đang bơi lội vào khe núi
Dòng nước từ khe nguồn của dãy núi Trường Sinh chảy ra một cách chậm rãi, trong xanh và óng ánh. Đó là hang của cá thần sinh sống .

Hàng ngàn con cá thảnh thơi bơi lội trước cửa hang rộng chỉ khoảng 1,5 mét.
Các bạn chỉ có thể chứng kiến đàn cá hàng ngàn con trước cửa hang, con nặng nhất không quá 10kg, phổ biến nhất là từ 4-6kg.
Các nhà khoa học phỏng đoán có dòng nước ngầm vô tận và bên trong chứa nguồn thức ăn dồi dào cho đàn cá. Song dòng suối ngầm bắt nguồn từ đâu thì đến giờ vẫn chưa được xác định (Phải chăng từ khu rừng nguyên sinh đầu nguồn với diện tích khoảng 500ha).

Loài cá này ngày càng sinh sôi... trong một môi trường chỉ có nước trong vắt và sỏi đá.Thi thoảng lại có du khách ném vài cọng rau muống hoặc mấy hạt lạc xuống, "họ hàng" nhà cá Dốc nhô lên đớp làm cho dòng nước chảy êm ái, bằng phẳng cuộn sóng đẹp long lanh như được dát bạc.

Nếu bạn là người may mắn, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều "cá chúa", mang có vành đỏ như đeo vòng tai, quanh mắt có viền xanh đỏ, nặng từ 30 đến 40kg. Bởi hình dáng to lớn nên ngày thường "cá chúa" không chui khỏi cửa hang được. Ðến mùa nước lớn, đã có nhiều người thấy "cá chúa" ra khỏi hang bơi lội ngoài mó Ngọc.
Thực hư thì không ai kiểm chứng được nhưng có điều rất lạ là dù Thanh Hóa thường xuyên bị lũ lụt mà cá ở đây không trôi đi đâu mất. Cụ thể khi nước lớn tràn vào suối, những con cá lớn chui vào các hang, hốc đá để trốn, những con nhỏ nếu có bị nước cuốn đi cũng tự biết đường bơi trở lại.
Bên cạnh là dãy núi còn được giữ khá nguyên vẹn của hệ thống rừng nguyên sinh với các động thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới .

"Ngọn núi bên dưới đó là hang cá thần sinh sống".
"Cá thần" chui từ trong động ra qua khe hẹp này"
Lạ hơn nữa là, dù là nơi cư trú của hàng nghìn con cá nhưng nước suối Ngọc trong vắt, nhìn thấy rõ cả rêu, đá sỏi ở dưới đáy. Chúng tôi múc nước suối lên xem, ngửi không thấy mùi tanh, bằng mắt thường cũng không nhìn thấy đục, cặn bẩn...
Kết quả phân tích của các nhà Ngư học cho biết đàn cá hàng ngàn con lớn nhỏ gồm các loài Cá Dốc (Tên khoa học Spinibarbichthys denticulatus - thuộc bộ cá Chép có tên trong sách đỏ Việt Nam); Cá Chài; Cá Mại. Thân hình giống cá trắm, mồm giống cá trôi, vây, đuôi giống cá chép, mình nhiều hoa văn, mầu sắc.
Tương truyền, do tác động địa chấn nên cửa hang thu hẹp lại giờ chỉ vừa cho những con cá nhỏ chui qua, sâu trong động núi có một con đường độc đạo nguy hiểm dẫn đến một khu đất rộng mênh mông, có hồ nước thênh thang trong vắt ngày đêm tuôn chảy không ngừng có đàn cá đông đúc mỗi con nặng tới hàng yến và một con cá chúa khổng lồ. Do lối vào nguy hiểm, chính quyền đã cho đổ bê tông rào lối đi này.
Suối Cá Thần ở Cẩm Lương vẫn ngày càng đón nhiều du khách hơn và theo thời gian những câu chuyện đậm màu huyền thoại cứ ngày càng nhiều hơn. Phải chăng những điều này đang là thứ gia vị làm địa danh này trở nên hấp dẫn hơn .

Người ta còn kể trên núi Lương, nơi đầu nguồn suối Ngọc có một cá Mẹ (cá Chúa) to bằng cánh phản, nặng hàng trăm cân, là thủy tổ của cá suối Ngọc. Thuở trước, cá Mẹ hay bơi xuống suối dạo chơi, nhưng giờ đã già yếu nên không xuống nữa mà ngự trên núi cao, thi thoảng mới bơi ra thung tắm nắng.Và dân ở đây nói rằng, cá Mẹ chỉ nằm một chỗ, ít khi di chuyển ra ngoài thung. Khoảng 5 năm con cá ấy mới ra ngoài một lần và thể nào năm ấy, dân quanh vùng cũng được mùa, làm ăn phát đạt.
Nhiều du khách khác cũng lên đỉnh núi tìm “ngài” nhưng không phải ai cũng có may mắn được chiêm ngưỡng cá Mẹ huyền thoại .
Theo các cụ cao niên trong làng, do tác động của địa chấn, nên cửa hang, nơi ra vào của đàn cá đã bị thu hẹp lại, giờ chỉ còn những con cá nhỏ chui qua được.
Sâu trong động núi có độc đạo dẫn tới một khu vực hang động rộng mênh mông. Muốn vào được bên trong phải lên lưng chừng núi, vào động Cây Đăng, nơi có những nhũ đá với đủ loại màu sắc. Lối đi vào hang động, nơi có hàng trăm ngàn con cá sinh sống đã bị bịt lại vì đường xuống quá nguy hiểm. Đường xuống hang động trong lòng núi, nơi loài "cá thần" trú ngụ .

Theo nhân dân trong vùng kể lại, đàn cá có những con nặng tới 30kg, ngày thường không chui ra khỏi hang, mà chỉ khi mùa nước lớn, người dân mới thấy cá ra nhưng rồi lại vào ngay. Nước trong suối không bao giờ cạn, mực nước nơi sâu nhất vào mùa mưa từ chỉ từ 50 – 80cm, điều kỳ lạ là với hàng ngàn con cá sinh sống trong dòng suối chỉ dài chừng 150m nhưng nước suối quanh năm trong như ngọc, không hề bị ô nhiễm hay bụi bẩn.
Những ngày thường đàn cá ở đây rất gần gũi với người và người dân nơi đây cũng không bao giờ ăn thịt cá, có những câu chuyện người ăn cá suối Ngọc đã bị thần linh bắt chết. Chỉ những ngày tế lễ “Tứ phủ Long Vương” thì dân làng xin thần được thả xúc, con nào tự chui vào xúc có nghĩa là con cá ấy tự dâng mình cho thần thì làng mới cử người mang về làm thịt tế thần linh. Lệ này đã có từ xưa, cho đến ngày nay vẫn còn duy trì.

Vài năm trở lại đây, khi thông tin về suối cá kỳ lạ này được truyền đi, mỗi năm nơi đây đã thu hút được hàng ngàn du khách đến tham quan. Cũng chính nhờ suối cá này, đồng bào dân tộc Mường vốn chỉ quen với công việc đồng áng và săn bắn đã biết tận dụng lợi thế này để làm kinh tế. Họ bày bán những bức ảnh chụp suối cá, các bộ trang phục dân tộc bằng thổ cẩm, cơm lam, rượu cần... cho du khách. Một người dân nơi đây cho biết đời sống của họ cũng được cải thiện chút ít. Phải chăng đó cũng là một sự trả công cho những người dân đã bảo vệ và chăm sóc đàn cá?
Ðến thăm hang cá, du khách đều có chung một câu hỏi: Vì sao lại gọi là cá “thần”?
Dân ở địa phương gọi đây là suối cá Thần, tất cả tên gọi này đều bắt nguồn từ truyền thuyết về Thần Rắn: Chuyện xưa ..."Ngày xưa, đã từ bao giờ cũng không còn khẳng định được thời gian, có thể nói nơi bản Ngọc thời kỳ khai thiên, lập địa, vào một năm nọ thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, mất mùa quanh năm, người dân vô cùng túng khó. Một hôm hai vợ chồng trong bản hiếm muộn con, đi làm đồng về và nhặt được quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nhưng quả trứng không chịu rời khỏi tay. Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng về nhà đặt vào ổ gà đang ấp, quả trứng lại nở ra một con rắn. Sợ quá người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả nhưng đến tối con rắn lại bò về gia đình vợ chồng này. Sau đó họ quyết định để con rắn ở lại cùng với gia đình. Thật bất ngờ từ đó đồng ruộng, hoa màu luôn tốt tươi, nước chảy thoải mái, đời sống trong bản ấm no. Và chàng rắn này đã trở thành vị cứu tinh và mọi người tôn sùng. Nhưng đến một hôm trời nổi giông, bão, sấm chớp. Sau cơn giông bão mọi người thấy xác rắn nằm bên núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc. Thương tiếc cho chàng rắn, mọi người đem xác chôn dưới chân núi Trường Sinh và lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong buổi tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng là rắn chết do quyết chiến với thuỷ quái và kết quả thuỷ quái thất bại, dù giữ được bản nhưng chàng rắn phải gửi lại xác của mình. Từ đó ở suối Ngọc dưới chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần luôn quây quần trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn...Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ, có đàn cá hàng ngàn con ngày đêm về chầu và dân trong vùng không bao giờ ăn cá suối Ngọc, cũng như quen gọi cá thần từ đó.

Ngay bên tả ngạn của Suối cá Thần, hiện nay vẫn còn lại nền móng của ngôi đền cổ, đó là đền Ngọc. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ XI, có các đạo sắc: 2 đạo sắc thời Lê và 1 đạo sắc vào thời Vĩnh Tộ và thời Cảnh Hưng, 1 đạo sắc vào thời Nguyễn của vua Khải Định năm thứ 8 (1924). Đền đã nhiều lần được trùng tu lại, lần trùng tu mới nhất vào năm 1928. Trải qua mưa ngàn gió núi, đền đã bị sập vào năm 1962, hiện nay chỉ còn lại nền móng.Những năm gần đây, môi trường tự nhiên đã và đang bị con người tàn phá làm ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều các loài động, thực vật. Thế mà làng Ngọc vẫn còn một suối cá tự nhiên độc nhất vô nhị của đất nước. Điều đó càng minh chứng cho ý thức trách nhiệm của người dân nơi đây, cũng như các ngành hữu quan để suối cá thần Cẩm Lương trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong cả nước về sự độc đáo và nguyên sơ của nó.

Khám Phá Động Cây Đăng

Khám Phá Động Cây Đăng

Động Cây Đăng cách suối cá thần vài trăm mét .Từ đầu nguồn suối Ngọc , men theo con đường lên dãy núi Trường Sinh rợp bóng cây đăng, đường đi gấp khúc theo hình bậc đá, dễ dàng cho mọi người tham quan danh thắng. ,hai bên đường là những loại cây của khu rừng già .Vượt qua khóm lá, rừng cây là đến nơi cửa động Ðăng ở độ cao 70m so với mặt đất. Cửa động Đăng rộng chừng 10-15 m .
Bước vào cửa động , cảm giác mở ra như đón như mời với muôn hình vạn trạng nhủ đá nguyên sơ.
Những thạch nhũ đa sắc màu, lấp lánh như kim cương từ vách động, vòm động rủ xuống, mang đến cho bạn bức tranh bồng lai tiên cảnh tuyệt mỹ .

Càng vào sâu trong động, cảnh sắc càng đẹp lung linh, huyền bí như muốn níu giữ, mời gọi .bước chân vào trong không khí thật trong lành, mát mẻ. Bạn sẽ bị hút hồn bởi những thạch nhũ kỳ ảo bên trong
Ðộng Ðăng cao ráo, thoáng mát, ngước mắt nhìn lên vòm động, Ta có cảm giác đang đứng dưới một bầu trời nhiều sắc màu lấp lánh .

Bước vào cửa động bạn sẽ gặp một bước bức tranh bồng lai tự nhiên đập vào mắt, những suối thạch nhũ nhiều mầu từ vách động, vòm động rũ xuống. Thạch nhũ ở đây có lẫn những tinh thể của cát, của các loại khoáng chất, cho nên phát sáng giống như những khối kim cương khổng lồ ôm lấy vòm động.

Những thạch nhũ đa sắc màu, lấp lánh như kim cương rủ xuống từ vách động, vòm động, tạo nên bức tranh tuyệt mỹ. Động Đăng cao ráo, thoáng mát, ngước mắt nhìn lên vòm động, có cảm giác đang đứng dưới một bầu trời đầy sao của đêm hè mát rượi.

Những mảng thạch nhũ kỳ lạ lát kín vách động và vòm hang, do thạch nhũ tự nhiên cấu trúc có hình thể kỳ lạ ,nếu bạn giầu trí tưởng tượng, hẳn sẽ xây dựng được những huyền tích thú vị theo mỗi bước chân. Những cảnh kỳ ảo trong lòng động không ai có thể tả hết. Từ động Đăng đến động Đắng có những bức tranh toàn mỹ bằng chất liệu nhũ đá cuốn hút lòng người.
Lòng động mênh mông sâu thẳm như không có điểm tận cùng. Tiếng róc rách của con suối nhỏ nép mình bên vách động, đó là khởi nguồn của dòng nước trong hang cá Cẩm Lương.

Nền động rộng, thoáng mát, sạch sẽ, đường dễ đi, xung quang vô vàn nhũ đá nhiều màu, hình thù khác nhau, ôm vách động, và vòm động rũ xuống trông giống chốn "bồng lai tiên cảnh".
Những cột thạch nhũ tiêu biểu nhưng rất giống với những hình thể sự thật cốt truyện. Tượng “Hạnh phúc” là cột nhũ như đôi trai gái đang đứng ôm nhau thắm thiết, suối tóc cô gái để dài xuống lưng và tràn xuống gót - Tượng nhũ “Mẹ con” giống hệt một người mẹ trẻ tràn đầy sinh lực đang cõng một đứa con mập mạp
Nhũ Kho lúa, từng tảng nhũ như những bó lúa chảy tràn tầng tầng lớp lớp từ vòm động đến các vách hang -- Nhũ búa trời như một quả phật thủ nặng ngàn cân treo lơ lửng trên vòm động như sẵn sàng thực hiện công lý của trời đất …
Có những khối thạch nhũ "đăng châu" lấp lánh như kim cương, khi soi đèn pin vào sẽ có sự phản quang sáng cả một vòm hang và trông giống như có hằng trăm cây đèn thần bật sáng. Ngoài ra, trong động còn có một đoạn suối dài 15m, chảy quanh vách động, nước suối trong vắt, mát rượi. Khách tham quan khi mệt mỏi có thể dùng rửa mặt và trong chốc lát mệt mỏi có thể tiêu tan .
Lòng động mênh mông sâu thẳm như không có điểm tận cùng. Tiếng róc rách của con suối nhỏ nép mình bên vách động . Ðó là khởi nguồn của dòng nước trong hang cá Cẩm Lương. Hang cá là một hồ nước thật rộng lớn nằm trong lòng dãy núi Trường Sinh với hàng trăm cá “thần”, mỗi con nặng khoảng 20kg. Cá “thần” loại lớn chỉ ra khỏi hang vào những ngày nước lên. Cá sinh sản ở trong hang, cá con lớn đến tầm 2kg thì theo đường cửa hang bơi ra suối Ngọc.
Động Đăng hình thành do hiện tượng Caxtơ xâm thực, trong động những khối thạch nhũ sáng lấp lánh, từ vách động, vòm động thạch nhũ rũ xuống tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ như có sự nhào nặn của bàn tay con người. Sự thú vị của hệ thống hang động này còn chưa được khám phá hết.
Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Đặc biệt, dọc dãy núi Trường Sinh hiện còn có nhiều hang động nguyên sơ chưa được khám phá. Những người yêu thích sông nước sẽ có dịp du ngoạn sơn thủy dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng lịch sử (Thành Phố Thanh Hóa) lên địa danh Cửa Hà - Cẩm Thủy thơ mộng và hùng vĩ.

Một ngày du ngoạn, khám phá điều huyền bí về suối cá thần .
Bây giờ Ngọc Quang xin tạm biệt các bạn nhé !
12.11.2011
Phong cảnh hữu tình và hoang dã nơi đây luôn là lý do để cuốn hút, du khách đến đây mang theo cả sứ mệnh là một nhà thám hiểm. Chúc các bạn giải mã được nhiều bí ẩn và khám phá thêm những điều mà chưa ai biết.