Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2004

Còn không bến đậu(bản thảo)

Trên sông xa một bóng con đò
Lặng lờ trôi giữa dòng xuôi ngược
Về đâu nghe tiếng gọi về đâu
Hai bờ có còn không bến đậu .

Nơi thinh không bồng bềnh con nước
Sóng vỗ lao xao mạn thuyền em
Lênh đênh ngày qua ngày trôi nổi
Nỗi buồn rơi ngọn sóng chơi vơi.

Tìm về đâu một cõi an nhiên
Gửi gắm mối tình duyên trắc trở
Một bên bờ sóng lỡ dạt trôi
Bờ kia có còn là bến đậu.

Nơi con đường em đã đi qua
Hai bên màu thời gian nhuộm lối
Cũng có lúc du dương điệu nhạc
Nghe bình yên sâu thẳm trái tim.

Đường em qua bao mùa mưa nắng
Giọt nắng còn khoảng trống hanh hao
Mưa hắt hiu màn đêm buông vắng
Lặng im côn trùng rả rích than.

Đường đời qua bao mùa đông rét
Em có thấy lòng anh tê tái
Tìm hơi ấm trong mành chăn mỏng
Bến đậu nào một chút náu nương.

Nơi cuối đường le lói tình thương
Có phải chăng niềm tim phảng phất
Để em tôi tìm về câu hát
Bến đậu vẫn chờ đợi người ơi.

( Sóc Trăng 17/05/2012 )

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2004

Có một ngày

Có những lúc
Tôi ngỡ ngàng
Tự hỏi
Tại vì sao
Tôi lại yêu em
Khi mặt trời
Sắp lẫn vào đêm
Không gì cả
Sao lòng tôi
Lại nhớ
Chiếc lá rơi
Trong chiều nổi gió
Tôi nhặt lên
Mà chẳng để làm gì
Và chiều nào sững bước
Giữa chân đi
Lòng không hiểu
Vì sao mình đứng lại
Ngậm trên môi
Một nhành cỏ dại
Chợt hiểu rằng
Tôi đã khác tôi xưa
Trong nỗi buồn vô cớ
Lúc trời mưa
Trong mơ mộng
Khi hiên ngoài nhạt nắng
Tôi chợt biết
Có một ngày
Đã đến

(Nguyễn Nhật Ánh.)

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2004

Thư của ba gửi con trai

Tình yêu thật sự là gì?
"Khi hai người yêu nhau, họ không nhìn nhau mà họ cùng nhìn về một hướng" - Saint Exupery

Thư của ba gửi con trai

Có lẽ nụ hôn chiều nay vẫn làm con ngây ngất. Tim ba như ngừng đập khi nhận ra đó là con, và cô bạn vẫn đến giúp con làm bài tập! Vậy là con trai ba, 18 tuổi, đã yêu và đã hôn!

Thực lòng, điều đầu tiên ba muốn là ngăn cấm con. Ba muốn nói với con về kỳ thi đang lúc nước sôi lửa bỏng. Về chuyện “hãy đợi” đến khi đủ chín chắn. Nhưng cuối cùng, ba quyết định để con tự lựa chọn. Bởi nếu đó không phải là những cảm xúc thoáng qua mà là một tình yêu thực sự thì sẽ là điều đáng tiếc...

Tình yêu thật sự là gì?

Tình yêu thật sự không phải là cảm xúc, dù nó thường đến cùng những cảm xúc mạnh đến mức làm con người choáng ngợp. Tình yêu không thể kéo dài nếu hai người chỉ có cảm xúc với nhau.

Sự hiểu biết lẫn nhau mới là nền tảng của tình yêu thật sự. Con có thể “phải lòng” một cô gái thậm chí chưa bao giờ nói chuyện. Nhưng để có một tình yêu thật sự, con cần phải tìm hiểu về người ấy. Bởi biết về tư cách và cá tính người mình yêu là vô cùng quan trọng.

Cùng chung một mục đích sống sẽ giúp cho con và người ấy có được tình yêu dài lâu, bởi các con sẽ đi cùng hướng suốt cuộc đời. Nếu tham vọng của con trở thành một doanh nhân quốc tế, còn điều duy nhất cô ấy mong ước là một mái ấm sum vầy, no đói có nhau, thì chắc chắn là xung đột sẽ nảy sinh. Nếu con khao khát một cuộc sống đổi thay, đầy thử thách, còn cô ấy yêu một cuộc sống tĩnh lặng, thanh thản, thì dù cảm xúc có lớn đến mấy, sẽ cũng có lúc những cá tính sẽ va chạm. Và tình yêu sẽ tan vỡ cho dù hai con vẫn còn cảm xúc với nhau. Con có hiểu không?

Tình yêu là sự lựa chọn. Là một sự cam kết. Mặc dù cảm xúc là một phần không thể thiếu được của tình yêu, mặc dù tình dục là một phần của hôn nhân, thì tình yêu cũng không thể tồn tại nếu chỉ dựa vào những điều đó. Nếu con hỏi ba tình yêu là gì, thì ba sẽ nói với con:

• Yêu, là nhìn thấy ở người đó những điều không hoàn hảo mà vẫn yêu.

• Yêu, là muốn mang lại cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất.

• Yêu, là không mất trí, vẫn học quên mình, vẫn dành trái tim cho gia đình và bè bạn...

• Yêu, là dành thời gian, công sức để tìm hiểu tâm hồn và tính cách của nhau.

• Yêu, là dành thời gian và công sức để tìm hiểu và yêu quý những gì mà người con yêu gắn bó.

• Yêu, là tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

• Yêu, là nếu tranh cãi thì không thường xuyên và cũng không nghiêm trọng.

• Yêu, là nếu tranh cãi chỉ giúp hiểu nhau hơn và tình yêu bền vững hơn.

• Yêu, là hướng tới một mối quan hệ lâu dài.

• Yêu, là khi xa cách, chỉ thấy yêu hơn và gắn bó hơn.

Tình yêu là vậy, con ạ!

Chỉ yêu nếu đó là tình yêu thật sự. Ba tin vào sự lựa chọn của con.

Ba của con.

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2004

Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) được bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Nổi tiếng với bờ cát dài trắng mịn và phẳng , ánh nắng ôn hòa ,mức sóng phù hợp ,nước ấm quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng đẹp tuyệt vời bao quanh. Bạn có thể tắm biển gần như suốt năm, nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 , biển không sâu cho ta có cảm giác yên tâm bơi lội .Với độ mặn vào khoảng 60% không bị ô nhiễm, nước biển Mỹ Khê được đánh giá có độ an toàn cao. Do đó, nơi đây có nhiều rặng san hô, nguồn động thực vật ven bờ và dưới bờ biển rất phong phú.
Khi hoàng hôn buông xuống Mỹ Khê như khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng hơn, tĩnh mịch hơn, đó là không gian của thời khắc giao hòa giữa ngày và đêm .

Đèo Hải Vân đã từng được Vua Lê Thánh Tông phong tặng : " Thiên Hạ đệ nhất hùng quan”. Đời Minh Mạng thứ sáu, triều Nguyễn cho xây dựng ở đây một cổng lớn khắc 3 chữ " Hải Vân quan”. Hãy một lần đến đây bạn không khỏi mê mẩn tâm hồn với vẻ đẹp của cảnh trời mây nước, một bên là biển xanh thăm thẳm một bên là núi cao mây trắng bay.

Chiếc lô cốt Đồn Nhất rêu phong nằm cạnh cổng Hải Vân quan là một minh chứng cho cho vai trò của con đèo trong lịch sử dân tộc. Cũng tại nơi này, hơn 100 năm trước nhà yêu nước của phong trào Cần Vương Nghĩa hội Nguyễn Duy Hiệu đã đánh trận Nam Chơn lẫy lừng. Nhà thơ Cao Bá Quát khi qua đây cũng đã sững sờ thốt lên " Biếc một dãi làm mốc / Mây muôn trùng dựng thành ” ...
Hải Vân ( Mây Biển )được người Pháp đặt cho cái tên là Ðèo Mây (Col des Nuages)
Là con đường xuyên Việt qua dãi đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách khi vào Nam, ra Bắc. Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía Bắc sau khi qua vùng Nam Ô bắt đầu lên đèo Hải Vân. Con đường đèo quanh co, ẩn hiện giữa trời mây, cây rừng và đá núi. Hải Vân là bức tranh thiên nhiên hoành tráng do kỳ công của tạo hoá và bàn tay con người tạo ra đến mức hài hoà .
Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh vật hùng vĩ, đèo dốc hiểm trở, địa hình núi cao, vực sâu, rừng cây ngút ngàn, suối khe róc rách, khí hậu trong lành. Từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh vật ngoạn mục như ở đây.
Đường đèo men theo triền núi, uốn lượn vắt ngang giữa trời mây . Có những lúc mây nhiều trắng xóa che phủ cả khúc đèo, mây quấn quít mềm mại như dải lụa níu bước mộng mơ giàu chất thơ... Đèo Hải Vân hùng vĩ và hấp dẫn đối với mọi du khách .
Là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt.
Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai thành phố tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.
Ở độ cao gần 500 mét so với mặt biển, đỉnh đèo Hải Vân là điểm ngừng nghỉ tuyệt vời để bạn cảm thấy ngất ngây trước trời mây non nước, với một vẻ đẹp vô cùng ngoạn mục của cảnh núi cao, biển rộng có một không hai này.
Nhìn về phía Bắc là biển Lăng Cô bao la, xa hơn là dãy Bạch Mã đẹp như tên gọi; Nhìn về phía Nam là Vịnh Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn .

Sau khi nghỉ ngơi ở đỉnh đèo, xuống đèo xuôi về phía Bắc là chân đèo Hải Vân, là làng chài Lăng Cô quyến rũ , đẹp như tranh giữa một vùng đèo cao và biển sâu.
Lăng cô được ví là " Chốn bồng lai tiên cảnh” được xếp vào cụm du lịch liên hoàn: Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước, là trọng điểm của du lịch miền Trung.
Do vị trí độc nhất vô nhị, nằm ở vùng chuyển tiếp sinh thái và khí hậu giữa hai miền Bắc- Nam, Hải Vân cùng Bạch Mã, Bà Nà tạo thành hành lang xanh quốc gia nối rừng với biển.

Trập trùng, tận cùng bằng đỉnh cao 1.172 mét với chân ngâm dưới nước biển xanh và ngọn lẫn trong làn mây trắng , đó là núi Hải Vân, một danh thắng kỳ vĩ.

Con đường trạm qua đèo Hải Vân cheo leo nguy hiểm, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, quanh co gấp khúc, lúc thì lên cao, lúc thì xuống dốc nối nhau liên tiếp, có những đoạn đường quyện trong mây. . Ngày xưa con đường trạm phải vượt qua ba đèo chính là Thượng Ðạo, Trung Ðạo và Chính Thượng Ðạo tức là đèo Hải Vân. Từ đỉnh đèo Hải Vân xuôi về phía nam chừng bảy tám cây số, đối diện với biển có một ngọn núi gọi là Thông Sơn, tục danh là Hòn Hành. Ðến năm 1823, vua Minh Mạng đặt tên cho hòn núi đó là Ðịnh Hải Sơn vì trên có xây một pháo đài phòng hải dưới thời triều Nguyễn:
Hải Vân bát ngát mây trùng
Hòn Hành ở đó là trong vịnh Hàn.
Ở ngoài khơi, về phía đông bắc, một hòn núi nhỏ từ mặt biển nhô lên như một non bộ, ở trên đó ngày xưa cũng có pháo đài bảo vệ duyên hải nên nó có tên là Ðảo Ngự Hải.
Cũng về phía đông bắc núi Hải Vân, sóng đại dương qua hàng thiên niên kỷ vỗ vào chân núi, khoét sâu vào vách đá tạo thành một hang rộng gọi là Hang Dơi; ở chỗ ấy thường có sóng to, vì vậy mà con đường ngày xưa từ kinh đô Phú Xuân đi vào dinh Quảng Nam đâu phải dễ dàng:
Ði bộ thì sợ Hải Vân
Ði thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi.
Ngoài khơi về phía đông bắc núi Hải Vân có vũng Trà Sơn còn gọi là Ðồng Long Loan nay gọi là vịnh Ðà Nẵng. Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tôn trên đường chinh phạt Champa, khi thuyền rồng dừng lại trên vịnh Ðồng Long, trước cảnh quan hùng vĩ của núi Hải Vân và vẻ đẹp của biển Trà Sơn dưới đêm trăng, nhà vua đã tức cảnh đề thơ:
Trăng Ðồng Long ba canh đêm tĩnh
Thuyền Lộ Hạc (1) năm trống gió thanh (2).
Ngày xưa núi Hải Vân như một bình phong thiên nhiên chắn ngang con đường trạm nối liền Thuận Hóa với Quảng Nam nên dân gian gọi là núi ải. Ở đây thế núi dựng đứng như vách đá đồ sộ, bao phủ mây mù. Bởi vậy nhà thơ Kỳ Xuyên Nguyễn Thông thời Tự Ðức đã cảm hứng nên những tứ thơ:
Ðá dựng biên thành hiểm trở
Gió xao mây tỏa sương mù.
Trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hải Vân, danh sĩ người Thái Bình Ðoàn Nguyên Tuấn cũng đã xuất khẩu thành thi:
Cửa biển nhô khối núi cao
Khói mây quen thói họp vào tầng không (3).
Ðường thiên lý qua núi ải quanh co, cheo leo trên độ cao 496 mét, nẻo di khúc khuỷu, bậc đá gập ghềnh, cây mọc xen đá, rừng sâu thăm thẳm, buổi sáng mây dày như đệm, trưa hững nắng mây tan, chiều buông sương lạnh giá, tựa như con đường hóc hiểm đi vào đất Tây Thục, đã làm cho chúa Nguyễn Phúc Chu trong chuyến tuần du phương nam năm 1719 đến Quảng Nam Dinh đã cảm tác: Việt Nam ải hiểm núi này
Kém chi đường Thục non xây trập trùng
Trông lên ba chóp mây lồng
Chẳng hay người ở mấy trùng trời xanh (4).
Trong lần quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân trong khi quân Tây Sơn tiến đánh Quảng Nam Dinh vào năm 1774, Hoàng Ngũ Phúc, Ðại tướng quân Trịnh đã ra lệnh đắp một cái lũy cao chắn ngang cửa ải trên đỉnh đèo Hải Vân gọi là đỉnh Ly để chống lại quân Tây Sơn, nay không còn dấu vết.
Ðến thời Minh Mạng (1620-1840) nhà vua đã cho xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại và ngay trên đỉnh đèo Hải Vân hay Chính Thượng Ðạo cho dựng thành làm cửa ải để bảo vệ đèo và đường trạm. Ðến năm 1826, thành ải được đắp cao thêm, thành ải ở phía bắc cũng như ở phía nam đều cao 6 thước, dày hơn 4 thước, có các cửa tò vò quay ra hai hướng bắc và nam cao 4,3 thước, rộng 3,2 thước làm lối cho đường thiên lý đi qua.
Phía trên cửa tò vò quay về hướng bắc treo một tấm biển to bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn “Hải Vân Quan” nghĩa là cửa ải Hải Vân, và phía trên cửa tò vò quay về hướng nam cũng có biển đá với sáu chữ Hán lớn “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” nghĩa là cửa ải hùng vĩ nhất dưới bầu trời.


nổi tiếng bởi vẻ đẹp trữ tình thơ mộng và quyến rũ .Sóng ở đây cũng rất dịu nhẹ, mang cảm giác dịu dàng, êm ái.